Có lẽ bạn chưa biết, trong ngành chiếu sáng, độ chói là một yếu tố ít được để tâm đến. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta đánh giá thấp về tầm quan trọng của nó.
Vậy Độ chói là gì? Độ chói của màn hình led được hiểu như thế nào? Ứng dụng của nó trong đời sống hàng ngày ra sao và ảnh hưởng gì đến mắt? Những thắc mắc này của người dùng sẽ được LED BLUE giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây!
Độ chói là gì?
Theo như đánh giá từ nhiều chuyên gia công nghệ thì khả năng hiển thị của màn hình led trong các điều kiện ánh sáng khác nhau sẽ được quyết định bởi độ chói. Đây chính là đại lượng dẫn xuất trong quang học, có tên gọi bằng tiếng Anh là Brightness.
Có thể nói, nó chính là một thông số rất quan trọng, đo lường mức độ sáng phát ra từ các thiết bị chiếu sáng. Qua đó, mắt của chúng ta có thể cảm nhận được độ sáng từ nguồn sáng đó.
Vật thể sẽ sáng rõ hơn, ánh sáng phát ra càng mạnh hơn khi độ chói càng cao. Đối với màn hình led, độ sáng có vai trò vô cùng quan trọng khi giúp hiển thị hình ảnh trong các điều kiện ánh sáng khác nhau, từ trong nhà cho đến ngoài trời.
Cường độ sáng của hệ thống đèn led càng cao thì chúng ta sẽ được trải nghiệm những nội dung hiển thị càng sắc nét, rõ ràng và sống động. Đặc biệt, trong môi trường ánh sáng mạnh thì nó cũng đáp ứng được nhu cầu tiếp nhận hình ảnh, thông tin từ người dùng.
Độ chói được xác định bằng cường độ sáng trên một diện tích theo một hướng cụ thể. Đơn vị đo là nit, ký hiệu là cd/m².
So sánh độ chói, quang thông và cường độ sáng
Để quý khách hàng hiểu rõ hơn về các thông số có trong màn led điện tử, chúng tôi xin cung cấp bảng so sánh cụ thể về ba thông số quan trọng nhất:
Độ chói |
Quang thông |
Cường độ sáng |
|
Khái niệm |
Mức độ ánh sáng của một bề mặt phát sáng theo một hướng xác định hoặc phản chiếu lại. |
Tổng lượng ánh sáng phát ra từ một nguồn sáng trong một đơn vị thời gian (Giây). |
Lượng ánh sáng phát ra từ một nguồn sáng theo một hướng xác định. |
Đơn vị |
Candela trên mét vuông (cd/m²) |
Lumen (lm) |
Candela (cd) |
Đặc điểm chính |
Đo lường đặc trưng cho cảm giác sáng mà mắt người nhận được từ một bề mặt, phụ thuộc vào góc nhìn. |
Là thước đo tổng công suất ánh sáng phát ra từ nguồn, không phụ thuộc vào hướng ánh sáng phát ra. |
Đo lường khả năng phát sáng của một nguồn điểm theo một hướng (Công suất ánh sáng). |
Ứng dụng |
Lắp đặt các dòng màn hình điện tử, màn hình TV, màn hình ngoài trời, thiết kế nội thất. |
Đánh giá hiệu suất của các nguồn sáng, thiết kế hệ thống chiếu sáng trong nhà và ngoài trời. |
Được dùng để thiết kế đèn pha, đèn chiếu hay các thiết bị chiếu sáng định hướng. |
Ứng dụng của độ chói sáng trong đời sống
Độ chói của mỗi thiết bị sẽ khác nhau và được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội như:
Trong chiếu sáng nội thất
Độ chói được áp dụng rộng rãi trong các không gian như gia đình, văn phòng, nhà máy,… Trong không gian nội thất, việc sử dụng các thiết bị điện tử có cường độ sáng vừa phải sẽ giúp tạo ra một môi trường làm việc và sống thoải mái hơn. Ánh sáng vừa đủ sẽ giúp giảm mỏi mắt, tăng năng suất làm việc và đảm bảo an toàn, hạn chế tai nạn do chói mắt.
Ứng dụng vào lĩnh vực giao thông
Trong điều kiện ánh sáng yếu và ban đêm thì cường độ sáng của đèn pha xe hay đèn đường cần thích hợp để lái xe an toàn và thuận lợi hơn. Độ chói của đèn tín hiệu giao thông và đèn cảnh báo cũng giúp người đi đường quan sát tốt hơn, chủ động phòng chống vật cản để tránh nguy cơ xảy ra tai nạn.
Thiết bị điện tử và màn hình led
Để tránh mỏi mắt và tăng trải nghiệm người dùng thì độ chói trên màn hình led và các thiết bị điện tử cần được điều chỉnh về mức độ phù hợp. Không chỉ vậy, nhiều doanh nghiệp, công ty cũng sử dụng cường độ sáng phù hợp cho màn led để thu hút khách hàng khi lắp đặt tại các vị trí công cộng.
Sức khỏe và y tế
Trong các bệnh viện, các cơ sở y tế, để đảm bảo việc khám chữa bệnh trở nên hiệu quả hơn thì độ chói của ánh sáng của được kiểm soát hợp lý. Ngoài ra, nó còn được ứng dụng trong các đèn soi chiếu, đèn phẫu thuật tại các phòng khám, phòng phẫu thuật. Từ đó những thao tác của bác sĩ sẽ đảm bảo chuẩn xác hơn.
Độ chói của các nguồn sáng phổ biến
Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta dễ dàng bắt gặp nhiều nguồn sáng khác nhau và tất nhiên khi đó chúng ta cũng sẽ thấy được nhiều mức độ chói trên mỗi bề mặt. Vậy có những độ chói phổ biến nào? Dưới đây là một số thông tin bạn không thể bỏ qua:
Độ chói của nguồn sáng truyền thống (đèn dầu, đèn sợi đốt)
Thông thường tại các bề mặt làm việc, độ chói của đèn dầu sẽ không ổn định và dễ bị tác động bởi các yếu tố xung quanh như: Gió, môi trường,… bởi ánh sáng phát ra từ ngọn lửa.
Còn với đèn sợi đốt thì độ chói nằm trong khoảng 200 đến 700 lux tại bề mặt làm việc. So với đèn dầu thì độ chói của đèn sợi đốt sẽ cao hơn nhưng sẽ thấp hơn so với các loại đèn led hiện đại.
Độ chói của đèn LED
Đối với các đèn LED tiêu chuẩn sử dụng trong nhà hay văn phòng thì độ chói dao động trong khoảng 300 đến 800 lux còn với đèn led cường độ cao thì độ chói sẽ lên đến 2.000 lux hoặc hơn.
Đèn led được lắp đặt ở đường phố thì độ chói khoảng 10 đến 60 lux, sân vận động ngoài trời có thể đạt từ 500 đến 2000 lux. Nhìn chung, mức độ này còn phù thuộc vào nguồn sáng và vị trí lắp đặt.
Độ chói của đèn năng lượng mặt trời
Độ chói của đèn năng lượng mặt trời được xác định theo từng thời điểm khác nhau trong ngày. Nhiều nhà sản xuất đã cho ra đời các mẫu đèn năng lượng mặt trời chống chói để khắc phục các vấn đề chói mắt.
Đèn năng lượng mặt trời cho gia đình và sân vườn thường sử dụng ở mức 100 đến 300 lux, đủ để chiếu sáng lối đi, khu vườn hoặc sân nhỏ. Đèn năng lượng mặt trời có độ chói trong khoảng 10 đến 60 lux sẽ phù hợp khi lắp đặt tại đường phố.
Ảnh hưởng của độ chói sáng đến mắt
Mắt là một bộ phận quan trọng trên cơ thể của chúng ta. Nếu như làm việc dưới ánh sáng nhân tạo quá nhiều và quá lâu sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực. Đồng tử sẽ co lại để bảo vệ võng mạc nếu như bạn tiếp xúc với ánh sáng quá chói.
Một số tác động của việc này và các biện pháp phòng tránh như sau:
Tác động
- Gây mỏi mắt, khó chịu dẫn đến đau đầu, mất ngủ, mệt mỏi.
- Giảm thị lực dẫn đến việc nhìn mọi thứ xung quanh mờ hơn.
- Tổn thương võng mạc khiến các vấn đề về thị lực xảy ra nhiều.
- Gây ra các hiện tượng chói loá, nguy hiểm khi lái xe vào ban đêm.
Các biện pháp
- Sử dụng kính râm chống chói, có khả năng chống tia UV.
- Điều chỉnh độ sáng của màn hình khi sử dụng.
- Sử dụng đèn led chất lượng cao, có độ sáng vừa phải, ánh sáng dịu nhẹ.
- Để mắt được nghỉ ngơi sau khoảng 30 phút đến 1 tiếng nhìn màn hình.
- Điều chỉnh ánh sáng môi trường và tạo một môi trường làm việc thoải mái.
- Kiểm tra mắt định kỳ.
Như vậy, LED BLUE đã giúp bạn hiểu rõ hơn về độ chói là gì cũng như các thông tin cần thiết về thông số này. Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ hữu ích dành cho bạn, từ đó bạn sẽ sử dụng các thiết bị điện tử có độ sáng phù hợp nhất.